Trong giai đoạn mang thai, sự biến đổi hormone thường gây ra nám da, khiến làn da trắng nõn ngày nào của chị em xuống sắc trông thấy.

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có nhiều biến đồi và xuất hiện nhiều hiện tượng trước đây chưa từng có. Bên cạnh các bà bầu xinh đẹp, da trắng hồng thì vẫn có những người bị tác động mạnh của việc mang thai làm ảnh hưởng đến nhan sắc. Một trong những hiện tượng phổ biến mà bà bầu hay mắc phải đó chính là sự xuất hiện các vùng sạm da còn gọi là “mặt nạ thai kỳ”, hay nói cách khác đó là hiện tượng nám da.

Khi mang thai, nám da sẽ là hiện tượng sinh lý khó tránh khỏi, vì thế các bà bầu cũng đừng nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Để giúp các mẹ bầu hiểu hết về hiện tượng này, dưới đây là những điểm cơ bản về chứng sạm da mà các mẹ nên tìm hiểu và có cách phòng tránh hiệu quả.

Nguyên nhân gây nám da

Các mảng da sạm có thể xuất hiện xung quanh môi trên, mũi, xương gò má và trán. Chúng cũng có thể xuất hiện trên má hoặc trên lớp da dọc theo xương hàm. Và nguyên nhân của hiện tượng này là:

  • Nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi làm rối loạn sắc tố da, dẫn đến trường hợp da bị nám, nổi mụn.
  • Trong giai đoạn này lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao đã kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên căn bệnh nám da.
  • Gia đình có nhiều người bị hiện tượng này từ trước đó
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị nám da

nám da

Nếu trên cơ thể của mẹ xuất hiện những dâu hiệu dưới đây, chứng tỏ mẹ đã bị nám da:

  • Xuất hiện các đốm đen trên mặt
  • Các vùng da vốn có sắc tố đậm như đầu vú, tàn nhang, các vết sẹo và da ở vùng kín sẽ trở nên sạm màu hơn khi mang thai.
  • Xuất hiện các đốm đen ở cẳng tay và những phần khác trên cơ thể có tiếp xúc với ánh nắng.
  • Sắc tố da ở vùng đùi thay đổi
  • Xuất hiện những đường sẫm màu chạy dọc vùng bụng

Những vùng da bị tăng độ sạm sẽ mờ đi trong vài tháng sau khi sinh và da của bạn sẽ trở về màu sắc như bình thường, tuy nhiên ở một số trường hợp, những thay đổi về sắc tố da không hoàn toàn biến mất.

Các khắc phục hiện tượng nám da cho bà bầu

Nám da thai kỳ thông thường sẽ tự biến mất sau khi sinh nhưng bạn cũng có thể làm một vài điều sau để giảm thiểu triệu chứng này trong thời gian chờ đợi:

  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Đây là yếu tố quyết định bởi vì sự tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng sẽ làm tăng thêm biến đổi sắc tố da. Bà bầu nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn bất cứ khi nào ra ngoài kể cả khi trời nắng hay không.

tránh nắng để tránh nám
Bà bầu nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn bất cứ khi nào ra ngoài kể cả khi trời nắng hay không (Ảnh minh họa)

  • Chỉ sử dụng kem dưỡng và sữa rửa mặt loại nhẹ, không dùng loại có nhiều thành phần hóa học bởi những chất này có thể gây kích ứng da có thể làm tình trạng trở nên xấu đi.
  • Sử dụng các loại sữa tắm với hương thơm nhẹ có thành phần chiết xuất từ tự nhiên và ít hóa chất.
  • Không nên dùng các sản phẩm tẩy trắng da khi đang mang thai vì nó sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Nếu nám da làm bạn khó chịu hãy dùng kem che khuyết điểm, tránh trang điểm quá đậm.
  • Đắp mặt nạ dưỡng da
mua tinh bột nghệ
Các tin khác