Bệnh đau dạ dày có thể dễ dàng tấn công chúng ta bất cứ lúc nào nếu không biết cách đề phòng. Hãy tìm hiểu 6 nguyên nhân gây bệnh dưới đây để có biện pháp phòng chống hiệu quả nhất.

1. Stress
 

công việc stress

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng căng thẳng, stress có thế là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là một số bệnh lý về dạ dày. Stress là một khái niệm trừu tượng, được hiểu là trạng thái căng thẳng, lo âu. Mỗi người có một ngưỡng chịu đựng stress khác nhau, khi phải chịu đựng stress kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol để điều chỉnh quá trình trao đổi chất.

Cortisol gây tăng tiết acid dạ dày và men pepsin, ngăn cản sự bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, hơn nữa, cortisol làm giảm đi khả năng tự miễn dịch và chống viêm của cơ thể.

Vì thế, bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày luôn gặp ở những người thường phải chịu những căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống. Những nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc đau dạ dày cao thường là dân văn phòng, những người lao động trí óc, học sinh, sinh viên…

2. Vi khuẩn HP

vi khuẩn hp

Vi khuẩn HP- Helicobacter pylori là tác nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quá trình viêm, loét ở dạ dày. Theo thống kê của viện tiêu hóa Việt Nam có tới 70% người trưởng thành nhiễm vi khuẩn HP, tỷ lệ này ở trẻ em nằm trong khoảng từ 35-55%.

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn, sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ cư trú và tấn công lớp nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, chúng tiết ra những chất kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, khiến lượng acid dư thừa lớn sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp làm suy yếu lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tiết ra độc tố, gây tổn thương các tế bào nằm dưới lớp chất nhày, lâu ngày, dạ dày dễ bị viêm loét hơn.

Vi khuẩn HP dễ dàng lây lan khắp cộng đồng vì chúng lây truyền từ người này qua người khác theo đường ăn uống chung, sinh hoạt…

3. Thói quen ăn uống không khoa học
 

không nên ăn những thực phẩm

Thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của dạ dày. Thói quen ăn uống không khoa học là tác nhân làm trầm trọng thêm chứng bệnh đau dạ dày.

Ăn uống vội vàng, ăn không đúng giờ giấc, ăn đêm, ăn quá no, để quá đói…đều là những thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt dến dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Quá trình tiêu hóa ở người bị đau dạ dày dễ bị rối loạn, biểu hiện bằng chứng đầy bụng, khó tiêu. Khi đó, thức ăn không được lưu thông, sẽ ứ trệ, khiến dạ dày phải tiết ra nhiều acid để tiêu hóa thức ăn. Việc tiết dịch quá mức sẽ khiến dạ dày dần bị ăn mòn ở lớp niêm mạc, lâu ngày sẽ gây viêm loét, và một số bệnh dạ dày khác.

Hiểu được cơ chế và nguyên nhân gây đau dạ dày này, người bệnh nên tự sắp xếp và tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học, hợp lý nhất để phòng tránh bệnh cũng như tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

4. Sử dụng các nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs)

Những thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen, naproxen…có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Nhóm thuốc này làm ức chế các tác nhân gây viêm, nhưng đồng thời nó cũng ức chế enzyme COX2- enzyme tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin lại đóng vai trò quan trong trọng bảo vệ và duy trì lớp niêm mạc dạ dày. Vì vậy, sử dụng nhiều nhóm thuốc này dễ gây tổn thương cho dạ dày.

5. Rượu, bia và thuốc lá
 

uống rượu

Trong khói thuốc lá và đồ uống có cồn chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể. Chất nicotine trong khói thuốc lá kích thích cơ thể tiết cortisol, làm tăng tiết acid HCl và pepsin là hai chất gây phá hủy và ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm, loét dạ dày. Hơn nữa, nicotine cũng ức chế tổng hợp prostaglandin làm suy yếu yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa những chất kích thích này để loại bỏ đi một nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

6. Do trào ngược dịch mật

Mật là chất lỏng được tiết ra ở gan, có vai trò tiêu hóa chất béo, loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết và độc tố ra khỏi cơ thể. Mật được tiết từ túi mật vào phần đầu ruột non cùng các dịch tiêu hóa khác khi có sự kích thích của chất béo. Nếu van môn vị ( ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) đóng không kín sẽ dẫn tới hiện tượng dịch mật trào ngược lên dạ dày. Dịch mật vào dạ dày kết hợp với aicd dịch vị dạ dày sẽ gây ăn mòn niêm mạc, lâu dần sẽ tạo thành các ổ viêm loét ở dạ dày.

Bệnh đau dạ dày không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng những triệu chứng thường gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh, về lâu dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh chính là biện pháp giúp chúng ta chủ động phòng chống căn bệnh này.

mua tinh bột nghệ
Các tin khác