Nếu bạn vẫn đang làm những việc dưới đây trong lúc đói, hãy ngừng ngay lập tức nếu không muốn làm khổ dạ dày:

1. Uống thuốc giảm đau, chống viêm

Aspirin, paracetamol  và các loại thuốc chống viêm NSAID tuyệt đối không được uống khi đói. Điều này không những làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Lời khuyên: Nếu bạn trót uống các thuốc NSAID vào lúc đói, hãy uống ngay một ly sữa vì sữa có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Nếu không có sữa, hãy uống thật nhiều nước.

2. Uống cà phê

Ngay cả loại cà phê không chứa chất caffeine cũng có thể kích thích tiết acid gây chứng ợ nóng và một số vấn đề về đường tiêu hóa khác nếu uống khi bụng đói. Nếu chỉ uống cà phê mà bỏ bữa sáng có thể gây thiếu hụt serotonin dẫn đến tình trạng lo lắng, căng thẳng trong suốt cả ngày làm việc.

Lời khuyên: Nếu bạn không thể bỏ thói quen uống cà phê trước bữa sáng, hãy pha cà phê chung với sữa béo hoặc kem. Chất béo từ sữa có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Nên chọn loại cà phê tự nhiên đã sấy khô.

3. Uống đồ uống có cồn

Khi dạ dày rỗng, tỷ lệ hấp thu của cồn vào máu tăng lên 2 lần, tương đương với tiêm tĩnh mạch. Không những thế, việc đào thải các sản phẩm chuyển hóa có hại của cồn cũng bị chậm lại, gây ra tình trạng đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến gan, tim, thận.

Lời khuyên: Trong trường hợp bạn bắt buộc phải uống (đi dự tiệc, tiếp khách), hãy lựa chọn đồ uống mát không có ga vì chúng hấp thu chậm hơn cồn. Tốt hơn, hãy ăn nhẹ trước bằng bánh mì, sandwich kẹp bơ,…để làm êm bụng.

4. Nhai kẹo cao su

Trong khi bạn nhai kẹo cao su với một chiếc bụng rỗng thì acid dịch vị vẫn đang tiết, nếu cứ tiếp tục tiếp tục tình trạng này có thể dẫn tới viêm dạ dày. Các nhà khoa học cho rằng những người thích nhai kẹo cao su thường có xu hướng ăn đồ ăn vặt (khoai tây chiên, bánh kẹo) nhiều hơn là trái cây và rau củ.

Lời khuyên: Nên nhai kẹo cao su có chất làm ngọt tự nhiên (xylitol, sorbitol) thay vì kẹo chứa đường, cyclamate, aspartame. Tránh nhai kẹo quá 10 phút, ngay cả khi đã ăn no.

5. Đi ngủ

Nồng độ glucose máu lúc đói thấp gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, dễ thức giấc. Việc thiếu ngủ cũng làm tăng nồng độ hormone đói Ghrelin. Đây là lý do tại sao chúng ta thường ăn nhiều hơn vào buổi sáng hôm sau sau khi bỏ bữa tối.

Lời khuyên: Việc nhồi nhét thức ăn trước khi đi ngủ cũng gây nhiều tác hại. Do đó, tốt nhất bạn nên uống sữa trước khi ngủ nếu cảm thấy đói. Điều này sẽ giúp ngủ ngon và sâu hơn.

6. Tập luyện cường độ cao

Có ý kiến cho rằng việc tập thể dục lúc đói sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Nhưng thực tế thì nó không những không giúp giảm béo mà còn gây tổn thương cơ. Cường độ của bài tập cũng sẽ giảm do cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động.

Lời khuyên: Thay thế việc tập luyện cường độ cao bằng các bài tập aerobic. Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, hãy ăn nhẹ trước khi tập vì vận động mạnh sẽ làm tăng tiết dịch vị ăn mòn dạ dày.

7. Ăn trái cây có vị chua (cam, quýt) hoặc uống nước ép từ chúng

Acid có trong trái cây có múi có thể gây khó chịu cho dạ dày, đặc biệt nguy hiểm với người bị viêm dạ dày hoặc có nguy cơ cao bị bệnh.

Lời khuyên:  Bạn không nên ăn cam quýt hoặc uống nước ép trực tiếp khi dạ dày rỗng mà hãy pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 (với những người có tình trạng dư thừa acid dạ dày) hoặc 2:1 (với người bình thường).

mua tinh bột nghệ
Các tin khác