ung thư buồng trứng

Tự cứu lấy chính mình
Điều quan trọng là bạn hiểu được cơ thể bạn và tự nhận thức được những bất thường diễn ra trong cơ thể. Có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng, nhưng kết quả thu được vẫn còn rất giới hạn.

Có hai xét nghiệm được các tổ chức y khoa sử dụng để tầm soát ung thư buồng trứng là: Kiểm tra nồng độ CA-125 trong máu và siêu âm qua ngã âm đạo. Hai xét nghiệm này chỉ nên dùng để tầm soát cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng.

Xét nghiệm Pap-smear có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung, nhưng nó không giúp cho việc phát hiện ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng hiếm khi được phát hiện qua xét nghiệm Pap-smear, khi phát hiện được thì những trường hợp đó bệnh đã ở giai đoạn tiến xa.

dau-hieu-ung-thu-buong-trung

Ở giai đoạn sớm, ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng đặc hiệu. Các triệu chứng đó cũng có thể do các nguyên nhân khác gây ra.  Nếu bạn gặp bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây, đặc biệt nếu bạn cảm thấy chúng xảy ra không được bình thường và lặp lại liên tục, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay:

- Trướng bụng hoặc bụng to

- Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu

- Chán ăn, ăn cảm thấy nhanh no hoặc khó tiêu

- Có những rối loạn như đi tiểu như: đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp

- Thay đổi thói quen đi vệ sinh, đi táo nhiều lần

- Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân

- Giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc tăng cân

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng đứng thứ 5 trong những bệnh ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Cơ hội sống sót của ung thư buồng trứng cao hơn nếu được phát hiện sớm. Nhưng do bệnh thường tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện, chỉ có khoảng 20% ung thư buồng trứng được phát hiện trước khi các khối u phát triển xâm lấn các mô và cơ quan ngoài buồng trứng.

Những yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng
Khi có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ này không có nghĩa bạn chắc chắn mắc ung thư buồng trứng mà bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn hẳn những phụ nữ khác. Bao gồm:

- Sự thay đổi gen di truyền: sự thay đổi về di truyền của 1 hoặc 2 gen được gọi là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA 2). Những gen này ban đầu được xác định ở những gia đình có nhiều người mắc ung thư vú, nhưng chúng cũng có mặt ở 5-10% ung thư buồng trứng.

Một bệnh di truyền khác được biết đến có liên quan đến hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp (HNPCC), những thành viên trong gia đình HNPCC có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, đại tràng, tiểu tràng, dạ dày.

- Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn lên khoảng 5%.

- Tuổi: Ung thư buồng trứng thường gặp sau thời kỳ mãn kinh.

- Số lần mang thai: Phụ nữ có ít nhất 1 lần mang thai sẽ có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng thấp hơn.

mua tinh bột nghệ
Các tin khác